Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Cách định khoản - Hạch toán
Kế Toán Thiên Ưng
Cách hạch toán dự phòng công nợ phải thu khó đòi theo thông tư 133 và TT 200

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

1. Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
a) Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
b) Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên;
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn;
c) Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...
- Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành.
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 "Thu nhập khác".
Để biết chi tiết quy định hiện hành về trích lập dự phòng phải thu khó đòi như thời điểm, điều kiện, mức trích...
các bạn xem tại đây: Dự Phòng Nợ Phải Thu Khó Đòi

2. Cách hạch toán công nợ phải thu khó đòi theo thông tư 200

2.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Tài khoản cấp 2 hạch toán chi tiết:
Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.
* Kết cấu tài khoản 229:

Bên Nợ TK 229 Bên Có
- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;
- Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.
- Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.
  Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
    Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.
2.2. Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nợ phải thu khó đòi theo thông tư 200:
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi (phần đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128, 244...
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244...
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244...
- Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
2.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư 200:
Sơ đồ hạch toán công nợ phải thu khó đồi theo TT 200

3. Cách hạch toán công nợ phải thu khó đòi theo thông tư 133

3.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Tài khoản cấp 2 hạch toán chi tiết:
Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản có bản chất tương tự các khoản phải thu mà có khả năng không thu hồi được.
* Kết cấu tài khoản 229:

Bên Nợ TK 229 Bên Có
- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng tổn thất tài sản phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;
- Bù đắp phần giá trị tổn thất của tài sản từ số dự phòng đã trích lập.
  Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
    Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.
3.2. Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nợ phải thu khó đòi theo thông tư 133:
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK  2293 - Dự phòng phải thu khó đòi
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK  2293 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh.
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK  2293 - Dự phòng phải thu khó đòi (phần đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128,...
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244...
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK  2293 - Dự phòng phải thu khó đòi (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128,...
3.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư 133:
Sơ đồ hạch toán tài khoản 2293

Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho


Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 1 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán ONLINE
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khấu hao tài sản cố định trong những nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định
Cách hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản kế toán xây dựng cơ bản trong một số nghiệp cụ kinh tế chủ yếu
Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng giảm
Hướng dẫn Cách hạch toán định khoản đối với hóa đơn điều chỉnh tăng - giảm các chỉ tiêu liên quan tới doanh th...
Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái – Tài khoản 413
Hướng dẫn cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ cuối kỳ trong một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ...
Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133 và TT 200
Khái niệm, nguyên tắc, chứng từ, sơ đồ, nội dung hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133 và T...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 44
Tổng truy cập: 129.112.095

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại