Kế Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu
I. Tổng quan về các khoản giảm trừ doanh thu
1. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu tiếng anh là gì?
Revenue deductions /’revinju: di’dʌkʃns/: Các khoản giảm trừ
Gross revenue /grous ’revinju:/: Doanh thu tổng
Net revenue: Doanh thu thuần
3. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm những gì?
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Nguyên tắc thực hiện các khoản giảm trừ doanh thu như sau:
* Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
- Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
* Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
* Đối với hàng bán bị trả lại dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
=> Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
4. Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
"Quy định và hướng dẫn các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm các bạn tìm hiểu chi tiết tại Chuẩn mực số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm".
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
5. Chiết khấu thanh toán có phải là khoản giảm trừ doanh thu không?
Câu trả lời là: không
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
+ Đối với bên bán: nó là khoản chi phí tài chính
+ Đối với bên mua: Nó là khoản doanh thu tài chính
II. Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133
1. Các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh vào tài khoản nào?
- Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu thì hạch toán vào Bên Nợ của Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(Theo Điều 57 của Thông tư 133/TT-BTC)
2. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT 133
2.1. Chiết khấu thương mại:
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng được xuất cho khoản chiết khấu thương mại được quy định tại thông tư 39/2014/TT-BTC mà chúng ta sẽ có từng cách hạch toán cho những trường hợp cụ thể
* Trường hợp 1: Mua 1 lần đạt luôn chiết khấu - Khoản CKTM được thực hiện ngay tại lần mua đó
- Khi lập hóa đơn: Hóa đơn không thể hiện khoản chiết khấu, giá ghi trên Hóa đơn là giá đã chiết khấu
- Khi hạch toán: Cả bên bán và bên mua đều không phải hạch toán theo dõi khoản chiết khấu thương mại
Bên Bán |
Bên Mua |
Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
(Hạch toán theo số tiền được nhận trên hóa đơn) |
Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã trừ đi khoản chiết khấu
(Hạch toán theo số tiền phải thanh toán trên hóa đơn) |
Ví dụ 1: Mua từ 10 chiếc ghế với giá niêm yết là 100.000/chiếc thì sẽ được chiết khấu thương mại 10%
giá đã giảm ghi trên hóa đơn là 90.000/chiếc
Bên Bán |
Bên Mua |
Nợ 131: 990.000
Có 511: 90.000 x 10 = 900.000
Có 3331: 90.000
|
Nợ 156: 900.000
Nợ 133: 90.000
Có 331: 99.000
|
* Trường hợp 2: Mua nhiều lần mới đạt được chiết khấu - Khoản CKTM được ghi trên hóa đơn ở lần mua cuối cùng
- Khi lập hóa đơn: Hóa đơn vừa thể hiện số hàng của lần mua cuối cùng và có thể hiện khoản chiết khấu thương mại
- Khi hạch toán: Cả bên bán và bên mua đều không phải hạch toán theo dõi khoản chiết khấu thương mại
Bên Bán |
Bên Mua |
Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
(Hạch toán theo số tiền được nhận trên hóa đơn) |
Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã trừ đi khoản chiết khấu
(Hạch toán theo số tiền phải thanh toán trên hóa đơn) |
Nợ 131: = Có 511 + Có 3331
Có 511: Doanh thu thuần (số tiền đã được chiết khấu)
Có 3331: = Có 511 x Thuế suất của mặt hàng đó
|
Nợ 152/153/156: giá trị tiền hàng đã được chiết khấu
Nợ 133: = Nợ 152/153/156 X Thuế suất
Có 331: = Nợ 156 + Nợ 133
|
=> Hạch toán tương tự như ví dụ 1
* Trường hợp 3: Mua nhiều lần mới đạt được chiết khấu - Khoản CKTM được thực hiện riêng trên 1 hóa đơn
Vì lý do:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
- Khi lập hóa đơn: Người bán lập riêng Hóa đơn CKTM cho người mua
- Khi hạch toán: phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả
Bên Bán |
Bên Mua |
Hạch toán khoản CKTM thực hiện trên hóa đơn vào bên Nợ của TK 511 |
- Khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù hợp:
+ Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;
+ Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;
+ Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
|
Nợ 511: Khoản CKTM
Nợ 3331: Thuế GTGT
Có 131/111/112: Tổng số tiền phải trả cho bên mua
|
Nợ 331/111/112: Tổng số tiền CKTM được hưởng
Có 152/153/156...: Nếu hàng đã nhập kho chưa bán
Có 632: Nếu hàng mua về đã bán.
Có 1331: Thuế GTGT
Ví dụ: Mua 10 hàng hóa A, được hưởng số tiền chiết khấu thương mại là 11 triệu (đã có VAT)
Trong 10 mặt hàng A đó: 4 mặt hàng đã bán, 6 mặt hàng còn trong kho.
Khi nhận được hóa đơn xuất riêng cho khoản CKTM 11 triệu bằng chuyển khoản đó thì hạch toán phân bổ như sau:
Nợ 112: 11.000.000
Có 156: 10.000.000 x 6 / 10 = 6.000.000
Có 632: 10.000.000 x 4 / 10 = 4.000.000
Có 1331: 1.000.000
|
2.2. Hàng bán bị trả lại
* Khi bán hàng:
Bên Bán |
Bên Mua |
Xuất hóa đơn bán hàng
- Ghi tăng Doanh thu:
Nợ TK 111/ TK 112/ TK 131
Có TK 511: A
Có TK 3331 (nếu có)
- Phản ánh Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: B
Có TK 154/155/156 (Theo pp tính giá xuất kho cho HTK mà DN áp dụng) |
Nhận hóa đơn khi mua hàng
- Ghi tăng Giá trị hàng mua:
Nợ TK 152/153/156...: A
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK331 |
* Khi trả lại hàng:
Bên Bán |
Bên Mua |
Người bán: Nhận hóa đơn hàng bán bị trả lại:
- Ghi giảm Doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511: A - Doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK131
- Ghi giảm giá vốn hàng bán bị trả lại
Nợ TK 154/155/156
Có TK 632: B |
= Số lượng hàng trả lại X (nhân với) Đơn giá xuất kho của hàng bán |
|
Người mua: Xuất hóa đơn trả lại hàng:
- Ghi giảm giá trị hàng mua trả lại cho người bán (Mua gì giảm đấy)
Nợ TK 111/ TK 112/ TK331
Có TK 152/153/156....: A
Có TK 1331 (nếu có) |
Nếu có phát sinh chi phí trả lại hàng: |
Người bán: Ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK 6421
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK 331 |
Người mua:
Nợ TK 6422/811
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK 331 |
2.3. Giảm giá hàng bán:
* Trường Hợp 1: Giảm giá hàng bán ngay khi bán hàng
Tức là bên Bán và bên Mua đã thỏa thuận giảm giá hàng bị lỗi, kém chất lượng trước khi thực hiện giao bán hàng.
Khi bán hàng bị lỗi, kém chất lượng: bên Bán lập hóa đơn bán hàng, Đơn giá ghi trên Hóa đơn là Đơn giá đã giảm.
Vì vậy trên Hóa đơn bán hàng, không phản ánh giá trị hàng giảm giá, vì vậy bên Mua và bên Bán hạch toán như bán hàng thông thường (Không phải theo dõi hạch toán riêng khoản giảm giá hàng bán)
Bên Bán |
Bên Mua |
Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm giá (doanh thu thuần).
(Hạch toán theo số tiền được nhận trên hóa đơn) |
Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã giảm giá
(Hạch toán theo số tiền phải thanh toán trên hóa đơn) |
Nợ 131: = Có 511 + Có 3331
Có 511: Doanh thu thuần (số tiền đã giảm giá)
Có 3331: = Có 511 x Thuế suất của mặt hàng đó
|
Nợ 152/153/156: giá trị tiền hàng đã được giảm giá
Nợ 133: = Nợ 152/153/156 X Thuế suất
Có 331: = Nợ 156 + Nợ 133
|
* Trường Hợp 2: Giảm giá hàng bán sau khi bán hàng:
Tức là bên Bán đã lập hóa đơn và giao hàng cho bên Mua, sau đó bên Mua mới phát hiện ra hàng bị lỗi, kém chất lượng như đã thỏa thuận (trên Hợp đồng mua bán).
Bên Bán quyết định giảm giá hàng bán để bên Mua tiếp tục lấy hàng.
Lúc này, bên Bán lập Hóa đơn điều chỉnh giảm Đơn giá hàng bán (do hàng bị lỗi, kém chất lượng)
Căn cứ vào Hóa đơn điều chỉnh giảm, 2 bên hạch toán:
Bên Bán |
Bên Mua |
Người bán: Lập Hóa đơn điều chỉnh giảm
- Ghi giảm Doanh thu hàng giảm giá
Nợ TK 511: khoản giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK131: Tổng số tiền giảm giá phải trả cho người mua |
- Khoản giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù hợp:
+ Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;
+ Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;
+ Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Nợ 331/111/112: Tổng số tiền CKTM được hưởng
Có 152/153/156...: Nếu hàng đã nhập kho chưa bán
Có 632: Nếu hàng mua về đã bán.
Có 1331: Thuế GTGT
|
3. Các khoản giảm trừ doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo TT 133
- Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” đều không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu.
Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.
- Nội dung và phương pháp lập chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có các TK 111, 112, 131, trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không thuộc doanh thu nên không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.
III. Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200
1. Các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh vào tài khoản nào?
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Bên Nợ |
TK 521 |
Bên Có |
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
|
|
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. |
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ. |
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
Các bạn lưu ý: về số hiệu của tài khoản hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán:
- Theo quy định tại Điều 81 về Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu thì
+ Tài khoản 5212 là Hàng bán bị trả lại
+ Tài khoản 5213 là Giảm giá hàng bán
- Nhưng tại bảng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành kèm theo Phụ Lục I của Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì lại khác
+ TK 5212 là Giảm giá hàng bán
+ TK 5213 là Hàng bán bị trả lại
=> Vấn đề này đã được bộ tài chính trả lời trên trang thông tin điện tử mof.gov.vn như sau:
"Do lỗi đánh máy sai trên phụ lục I nên có sự mâu thuẫn giữa điều 81 và Phụ Lục I - danh mục hệ thống tài khoản. Đề nghị thực hiện, Qúy độc giả thực hiện theo điều 81 của Thông tư 2000/2014/TT-BTC"
Tức là dùng TK 5212 để hạch toán cho khoản hàng bán bị trả lại
2. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT 200
2.1. Chiết khấu thương mại:
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng được xuất cho khoản chiết khấu thương mại để hạch toán:
* Trường hợp 1: Mua 1 lần đạt luôn chiết khấu - Khoản CKTM được thực hiện ngay tại lần mua đó và Trường hợp 2: Mua nhiều lần mới đạt được chiết khấu - Khoản CKTM được ghi trên hóa đơn ở lần mua cuối cùng
KHÔNG HẠCH TOÁN KHOẢN CKTM VÀO TÀI KHOẢN 5211 trong 2 trường hợp này
Bên Bán |
Bên Mua |
Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
(Hạch toán theo số tiền được nhận trên hóa đơn) |
Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã trừ đi khoản chiết khấu
(Hạch toán theo số tiền phải thanh toán trên hóa đơn) |
Nợ 131: = Có 511 + Có 3331
Có 511: Doanh thu thuần (số tiền đã được chiết khấu)
Có 3331: = Có 511 x Thuế suất của mặt hàng đó
|
Nợ 152/153/156: giá trị tiền hàng đã được chiết khấu
Nợ 133: = Nợ 152/153/156 X Thuế suất
Có 331: = Nợ 156 + Nợ 133
|
* Trường hợp 3: Mua nhiều lần mới đạt được chiết khấu - Khoản CKTM được thực hiện riêng trên 1 hóa đơn
Phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả
Bên Bán |
Bên Mua |
Hạch toán khoản CKTM thực hiện trên hóa đơn vào bên Nợ của TK 5211 |
- Khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù hợp:
+ Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;
+ Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;
+ Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
|
Nợ 5211: Khoản CKTM
Nợ 3331: Thuế GTGT
Có 131/111/112: Tổng số tiền phải trả cho bên mua
|
Nợ 331/111/112: Tổng số tiền CKTM được hưởng
Có 152/153/154/156...: Nếu hàng đã nhập kho chưa bán
Có 632: Nếu hàng mua về đã bán.
Có 1331: Thuế GTGT
|
2.2. Hàng bán bị trả lại
Căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng hạch toán:
Bên Bán |
Bên Mua |
Người bán: Nhận hóa đơn hàng bán bị trả lại:
- Ghi giảm Doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK131
- Ghi giảm giá vốn hàng bán bị trả lại
Nợ TK 154/155/156
Có TK 632: B |
= Số lượng hàng trả lại X (nhân với) Đơn giá xuất kho của hàng bán |
|
Người mua: Xuất hóa đơn trả lại hàng:
- Ghi giảm giá trị hàng mua trả lại cho người bán (Mua gì giảm đấy)
Nợ TK 111/ TK 112/ TK331
Có TK 152/153/156....
Có TK 1331 (nếu có) |
Nếu có phát sinh chi phí trả lại hàng: |
Người bán: Ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK 641
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK 331 |
Người mua:
Nợ TK 642
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK 331 |
2.3. Giảm giá hàng bán:
* Trường Hợp 1: Giảm giá hàng bán ngay khi bán hàng
Bên Bán lập hóa đơn bán hàng, Đơn giá ghi trên Hóa đơn là Đơn giá đã giảm.
Vì vậy trên Hóa đơn bán hàng, không phản ánh giá trị hàng giảm giá, vì vậy bên Mua và bên Bán hạch toán như bán hàng thông thường (Không phải theo dõi hạch toán riêng khoản giảm giá hàng bán)
- Bên bán không hạch toán khoản giảm giá hàng bán trong trường hợp này vào tài khoản 5213
Bên Bán |
Bên Mua |
Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm giá (doanh thu thuần).
(Hạch toán theo số tiền được nhận trên hóa đơn) |
Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã giảm giá
(Hạch toán theo số tiền phải thanh toán trên hóa đơn) |
Nợ 131: = Có 511 + Có 3331
Có 511: Doanh thu thuần (số tiền đã giảm giá)
Có 3331: = Có 511 x Thuế suất của mặt hàng đó
|
Nợ 152/153/156: giá trị tiền hàng đã được giảm giá
Nợ 133: = Nợ 152/153/156 X Thuế suất
Có 331: = Nợ 156 + Nợ 133
|
* Trường Hợp 2: Giảm giá hàng bán sau khi bán hàng:
Bên Bán lập Hóa đơn điều chỉnh giảm Đơn giá hàng bán (do hàng bị lỗi, kém chất lượng)
Căn cứ vào Hóa đơn điều chỉnh giảm, 2 bên hạch toán:
Bên Bán |
Bên Mua |
Hạch toán khoản giảm giá hàng bán vào tài khoản 5213 |
Kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng hóa để phân bổ số giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất bán trong kỳ cho phù hợp:
+ Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;
+ Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;
+ Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
|
Người bán: Lập Hóa đơn điều chỉnh giảm
- Ghi giảm Doanh thu hàng giảm giá
Nợ TK 5213: Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 (nếu có)
Có TK 111/ TK 112/ TK131: Tổng số tiền giảm giá phải trả cho người mua |
Nợ 331/111/112: Tổng số tiền giảm giá nhận được từ bên bán
Có 152/153/154/156...: Nếu hàng đã nhập kho chưa bán
Có 632: Nếu hàng mua về đã bán.
Có 1331: Thuế GTGT (nếu có)
|
3. Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu - TK 521
4. Các khoản giảm trừ doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo TT 200
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02):
+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.