Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Cách định khoản - Hạch toán
Kế Toán Thiên Ưng
Cách hạch toán hàng nhập khẩu 2023

Khi doanh nghiệp mua hàng nhập khẩu thì kế toán phải hạch toán, định khoản như thế nào? Liệu có hạch toán giống như khi doanh nghiệp mua hàng hoá thông thường hay không?

Dưới đây kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách định khoản trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng nhập khẩu:
Khi mua hàng hóa Nhập khẩu: kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế NK, TTĐB (nếu có)
-  Thuế NK: Là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi hàng về tới của khẩu thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
+ Để hàng hóa được thông quan, lưu hàng trong nội địa thì DN NK hàng phải nộp thuế NK xong. TK SD: 3333.
-  Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Là một loại thuế gián thu tính trên giá bán đánh vào những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho con người, cho xã hội mà nhà nước cần hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng thông qua việc tác động lên giá cả. Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà, Rượu, bia, Kinh doanh vũ trường, mat-xa, karaoke, gôn, kinh doanh xổ số... TK SD: 3332
=> Hai loại thuế này (nếu có) sẽ được cộng vào giá gốc của HH

1. Hạch toán hàng nhập khẩu:

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ:
- Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), ghi: Cách hạch toán hàng nhập khẩu
Nợ TK 152, 153, 156, 211...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, 331...
- Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng NK
+ Khi nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN
Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng NK
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Nợ TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường
              Có TK1111/ TK1121
+ Để hàng nhập khẩu về tới DN Nếu phát sinh CPMH, hạch toán:
            Nợ TK156/152/153/211...
            Nợ TK1331 ( nếu có)
                        Có TK1111/ TK1121/ TK331

2. Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB:
Giá tính thuế:
+, TH1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
   => Giá tính thuế = Giá CIF
+, TH2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).
   => Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).
Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó:
+ Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
+ Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

Thuế GTGT
hàng nhập khẩu
  = Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB(Nếu có) x % thuế suất
thuế GTGT

3. Cách xác định t giá:
  • T giá dùng để hch toán doanh thu: là t giá mua vào ca Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
  • T giá dùng để hch toán chi phí: là t giá bán ra ca Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
  • Lưu ý:
​+ Tỷ giá trên tờ khai Hải Quan: chỉ dùng để tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng Nhập khẩu
+ Lãi hay lỗ chênh lệch tỷ giá chỉ xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ (khi ghi nhận công nợ hoặc giá trị hàng NK) So với tỷ giá thực tế khi thanh toán.
Cách xác định t giá để hch toán giá tr hàng nhp khu:
*
TH 1: Thanh toán trước tất cả khi nhận hàng:
* Khi Thanh toán trước: 
Nợ 331...: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (A)
Có 112: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (A)
- Khi nhn hàng:
Nợ 152/153/156/211: Theo tỷ giá ghi sổ khi thanh toán trước (A)
Có 3332: theo số tiền thuế  trên tờ khai HQ
Có 3333: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ
Có 33381: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ
Có 331... Theo tỷ giá ghi sổ khi thanh toán trước (A)

* TH 2: Thanh toán sau tt c khi nhn hàng:
* Khi nhn hàng:
Nợ 152/153/156/211: Theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH giao dịch thường xuyên (B)
Có 3332: theo số tiền thuế  trên tờ khai HQ
Có 3333: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ
Có 33381: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ
Có 331... Theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH giao dịch thường xuyên (B)
- Khi Thanh toán công n
Nợ 331...: Lấy theo tỷ giá ghi sổ 331 khi nhận hàng (B))
Nợ 635: Nếu có chênh lệch lỗ tỷ giá (tỷ giá thanh toán (C) > tỷ giá ghi sổ 331 (B))
Có 112: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch khi thanh toán (C)
Có 515: Nếu có chênh lệch lãi tỷ giá (tỷ giá thanh toán (C) < tỷ giá ghi sổ 331 (B))
* TH 3: Thanh toán nhiu ln:
Ví d: Tng s tin phi thanh toán cho đơn hàng là 100$
+ Thanh toán trước: 50$
+ Thanh toán sau: 50$
* Khi Thanh toán trước 50$: 
Nợ 331...: 50$  X  tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (D)
Có 112: 50$  X  tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (D)
* Khi nhận hàng:
Nợ 152/153/156/211: = (50$ x t giá D) + (50$ x tỷ giá bán $ của NH thực hiện giao dịch (E))
Có 3332: theo số tiền thuế  trên tờ khai HQ
Có 3333: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ
Có 33381: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ
Có 331... = (50$ x t giá D) + (50$ x tỷ giá bán $ của NH thực hiện giao dịch (E))
* Khi Thanh toán nốt 50$: 
Nợ 331...: Lấy theo tỷ giá ghi sổ khi nhận hàng (E)
Nợ 635: Nếu có chênh lệch lỗ tỷ giá (tỷ giá thanh toán (F) > tỷ giá ghi sổ 331 (E))
Có 112: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch khi thanh toán (F)
Có 515: Nếu có chênh lệch lãi tỷ giá (tỷ giá thanh toán (F) < tỷ giá ghi sổ 331 (E))
   
4. Bài tập ví dụ về Hàng nhập khẩu:
Ký HĐ ngoại thương nhập khẩu một lô hàng hóa A với giá CIF là 40.000 USD, thuế NK 25%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
Biết rằng:
+ Tỷ giá tính thuế trên tờ khai Hải Quan là: 21.500/USD
+ Mặt hàng A: không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
+ DN nhập khẩu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu : Xác định thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu:
1. Giá tính thuế .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Thuế nhập khẩu: 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Thuế GTGT hàng NK:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Bên Nợ 331 Bên Có
Theo tỷ giá đích danh của từng chủ nợ
(TH có nhiều giao dịch (thanh toán nhiều lần) lấy Bình quân) (1)
  Theo giá bán của NH nơi DN mơ TK (hoặc của NH thường xuyên giao dịch) tại thời điểm đó (2)
  Ứng trước  
Tỷ giá giao dịch thực tế
(Là tỷ giá bán của NH) (3)
  Tỷ giá ghi sổ đích danh đối với số tiền đã ứng trước (4)
- Các tài khoản phản ánh tài sản ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh. (5)
Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản). (6)
Hướng dẫn cách hạch toán lô hàng NK trên:
- TH1: Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán. Trả sau 15 ngày nhận được hàng:
+ Ngày 1/4/2023: Hoàn thành thủ tục HQ, Nộp đủ tiền thuế Nhập khẩu và thuế GTGT hàng NK,  nhận được hàng.

Căn cứ vào tờ khai HQ, giấy nộp tiền thuế bằng Tiền mặt, Tỷ giá bán ra của ngân hàng nơi DN mở TK là 1USD = 21.700 đồng, kế toán hạch toán:
+ Giá trị hàng hóa được xác định theo tỷ giá bán đô của NH mở TK:
Nợ TK 156:  40.000 x 21.700 = 868.000.000 (5)
                        Có TK 331                                         868.000.000 đ. (2)
+ Các loại thuế liên quan:
-         Thuế Nhập khẩu :
Nợ TK 156:            215.000.000 đ. (5)
Có TK 3333               (40.000 x 21.500)*25% = 215.000.000 đ                                   
-         Thuế VAT hàng nhập khấu :
Nợ TK 133                 107.500.000 đ          
            Có TK33312             (40.000 x 21.500 + 215.000.000)x10% =107.500.000 đ         
+ Nộp thuế
            Nợ TK3333               215.000.000 đ
            Nợ TK 33312            107.500.000 đ
                        Có TK 111                 322.500.000 đ
+ Ngày 15/4/2023: Thanh toán tiền cho Bên NCC nước ngoài:
(Tỷ giá bán của NH nơi DN mua USD để chuyển cho NCC là 1USD = 21.600 đồng)
            Nợ TK331                  868.000.000 đ  (1)
                        Có TK112                  40.000 x 21.600 = 864.000.000 đ
                        Có TK 515                                                       4.000.000 đ



- TH2: Doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán là 10.000 USD ngày 15/4/2023, hàng về vào ngày 30/4/2023. Thanh toán nốt vào ngày 10/5/2023.
+ Ngày 15/4/2023: Ứng trước tiền cho NNC
(Tỷ giá bán của NH nơi DN mua $ để chuyển cho NCC là 1USD = 21.500 đồng)
            Nợ TK 331     10.000 x 21.500 = 215.000.000 đ  (3)
                        Có TK 112                             215.000.000 đ
+ Ngày 30/42023: Hoàn thành thủ tục HQ, Nộp đủ tiền thuế Nhập khẩu và thuế GTGT hàng NK,  nhận được hàng.
Căn cứ vào tờ khai HQ, giấy nộp tiền thuế bằng tiền mặt, Tỷ giá bán ra của ngân hàng nơi DN mở TK là 1USD = 21.700 đồng, kế toán hạch toán:
        +  Giá trị hàng hóa:
            Nợ TK 156     (10.000 x 21.500) + (30.000 x 21.700) = 866.000.000 đ
                        Có TK 331     (10.000 x 21.500) + (30.000 x 21.700) = 866.000.000 đ
+ Các loại thuế liên quan:
o   Thuế Nhập khẩu :
Nợ TK 156:         (40.000 x 21.500)*25% = 215.000.000 đ
Có TK 3333                                                   215.000.000 đ.
o   Thuế VAT hàng nhập khấu :
Nợ TK 133           (40.000 x 21.500 + 215.000.000)x10% =107.500.000 đ
                        Có TK33312                                                                107.500.000 đ
      + Nộp thuế
            Nợ TK3333               215.000.000 đ
            Nợ TK 33312            107.500.000 đ
                        Có TK 111                 322.500.000 đ
 
+ Ngày 10/5/2023: Thanh toán nốt tiền 30.000USD cho Bên NCC nước ngoài:
(Tỷ giá bán của NH nơi DN mua $ để chuyển cho NCC là 1USD = 21.800 đồng)
            Nợ TK 331      30.000 x 21.700  =  651.000.000 đ (1)
            Nợ TK 635                      3.000.000 đ
Có TK 112     30.000 x 21.800 = 654.000.000 đ
 
Xem thêm: Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 89 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán ONLINE
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khấu hao tài sản cố định trong những nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định
Cách hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản kế toán xây dựng cơ bản trong một số nghiệp cụ kinh tế chủ yếu
Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng giảm
Hướng dẫn Cách hạch toán định khoản đối với hóa đơn điều chỉnh tăng - giảm các chỉ tiêu liên quan tới doanh th...
Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái – Tài khoản 413
Hướng dẫn cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ cuối kỳ trong một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ...
Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133 và TT 200
Khái niệm, nguyên tắc, chứng từ, sơ đồ, nội dung hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133 và T...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 40
Tổng truy cập: 129.112.123

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại