Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
BHXH-BHYT-BHTN-KPCĐ
Kế Toán Thiên Ưng
Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện mới nhất năm 2024

Theo Luật bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 thì bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Vậy người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng những quyển lợi cụ thể nào?
Theo khoản 2, điều 4 của Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có 2 chế độ đó là Hưu trí và Tử tuất.

1. Chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện:

1.1. Điều kiện hưởng lương hưu:
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 thì:
- Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng.
Nội dung này đang được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP
Chi tiết các bạn xem tại đâyQuy định tuổi nghỉ hưu từ năm 2024
+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nêu trên nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Phương thức đóng, cách đóng các bạn có thể xem thêm tại đây:

1.2. Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
* Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
 Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP như sau:

+ Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
+ Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
+ Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm nghỉ hưu Số năm đóng bảo hiểm xã hội
tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì:
Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.
Ví dụ 1: Ông A hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 3 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông A được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông A là:
72% x 5.000.000 đồng/tháng = 3.600.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Bà A hưởng lương hưu từ tháng 5/2017, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 26 năm 10 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 3.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà A được tính như sau: Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà A là 26 năm 10 tháng, số tháng lẻ 10 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà A là 27 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%;
+ Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 36% = 81%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A được tính mức tối đa bằng 75% tương ứng với 25 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà A là:
75% x 3.000.000 đồng/tháng = 2.250.000 đồng/tháng.
Ngoài mức lương hưu hằng tháng nêu trên, bà A còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 25 năm. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính là:
(27 - 25) x 0,5 tháng x 3.000.000 đồng/tháng = 3.000.000 đồng.
Ví dụ 3: Ông B hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 29 năm 7 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 7.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông B là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông B là 30 năm.
+ 17 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B là: 45% + 26% = 71%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông B là:
71% x 7.000.000 đồng/tháng = 4.970.000 đồng/tháng.
Ví dụ 4: Bà C hưởng lương hưu từ tháng 02/2018, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 01 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà C được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà C là 28 năm 01 tháng, số tháng lẻ 01 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà C là 28,5 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C là: 45% + 27% = 72%.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà C là:
72% x 6.000.000 đồng/tháng = 4.320.000 đồng/tháng.

* Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Theo điều 4 của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
- Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:
+ Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;
+ Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng
đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Trong đó:
- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trong đó thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1 (một).
- Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố.

Mức điều chỉnh tiền lương tính đóng BHXH áp dụng từ 01/01/2024 đang thực hiện theo Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

1.3. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì:
- Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 5: Bà D có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 22 năm, trong đó có 20 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong 20 năm 3 tháng thì có 16 năm làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7. Như vậy, Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của bà D là đủ 50 tuổi.
- Trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
Thời gian tính hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu chưa đủ 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 6: Bà E là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ 55 tuổi, sau đó bà E bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 2 năm 8 tháng thì có yêu cầu hưởng lương hưu. Như vậy, bà E được hưởng lương hưu với thời gian tính hưởng lương hưu là 17 năm 8 tháng.
- Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 7: Ông E có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 15 năm 6 tháng với mức bình quân tiền lương tháng là 5.100.000 đồng/tháng; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 10 năm 9 tháng với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (đã được Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng) là 774.000.000 đồng. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông E là:
([5.100.000 x (15 x 12 + 6)] + 774.000.000)/(15 x 12 + 6) + (10 x 12 + 9) = 5.468.571 đồng/tháng

1.4. Thời Điểm hưởng lương hưu
Theo Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì:
- Thời Điểm hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
+ Thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu.
Ví dụ 8: Bà D ở Ví dụ 5 sinh ngày 01/12/1967, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 22 năm từ tháng 7/1995 đến tháng 6/2017. Thời Điểm hưởng lương hưu của bà D được tính từ ngày 01/01/2018.
+ Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội (chỉ có năm sinh) thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
Ví dụ 9: Ông G sinh ngày 21/8/1957, tính đến hết tháng 8/2017 có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ông G vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 12/2017. Trong tháng 12/2017, ông G có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời Điểm hưởng lương hưu của ông G được tính từ ngày 01/01/2018.
Ví dụ 10: Bà E ở Ví dụ 6 tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 02/2018 thì dừng đóng và đến tháng 7/2018 có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời Điểm hưởng lương hưu của bà E được tính từ ngày 01/3/2018, bà E được truy lĩnh tiền lương hưu của những tháng chưa nhận nhưng không bao gồm tiền lãi.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này để đủ Điều kiện hưởng lương hưu thì thời Điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Ví dụ 11: Tháng 8/2016, bà G đủ 55 tuổi và có 17 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bà G có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Ngay trong tháng 8/2016 bà G đóng đủ số tiền cho những năm thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời Điểm hưởng lương hưu của bà G được tính từ ngày 01/9/2016.
Ví dụ 12: Ông H tính đến hết tháng 3/2017 đủ 60 tuổi và có 18 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ông H có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Cho đến tháng 6/2018 ông H mới đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời Điểm hưởng lương hưu của ông H được tính từ ngày 01/7/2018.

1.5. Bảo hiểm xã hội một lần
Theo Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 7 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm (12 tháng) được tính bằng 22% của tổng các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần được Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
+ Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 13: Bà H có 10 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4.500.000 đồng/tháng. Tháng 8/2016 bà có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bà H như sau:
- Từ tháng 01/2003 đến tháng 8/2009: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (6 năm 8 tháng).
- Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2013: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (4 năm).
Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà H được tính tròn là 11 năm. Do vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà H được tính như sau:
1,5 tháng/năm x 11 năm x 4.500.000 đồng/tháng = 74.250.000 đồng.
Ví dụ 14: Ông K có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm 5 tháng (trong đó 5 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014) với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính như sau:
- Ông K có 5 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính là 5 năm trước năm 2014 và 4 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 4,5 năm).
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính như sau:
(1,5 tháng/năm x 5 năm + 2 tháng/năm x 4,5 năm) x 5.000.000 đồng/tháng = 82.500.000 đồng.
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này, sau đó trừ đi số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x Tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước tại tháng i
Ví dụ 15: Ông K ở Ví dụ 14, trong tổng số 9 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội có 01 năm 3 tháng (15 tháng) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng (giả định Nhà nước hỗ trợ dựa trên mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng và tỷ lệ hỗ trợ đối với ông K là 10%). Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính như sau:
- Tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ cho ông K là:
(0,22 x 700.000 đồng/tháng x 10%) x 15 tháng = 231.000 đồng
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K là:
82.500.000 đồng - 231.000 đồng = 82.269.000 đồng

2. Chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện:

Theo Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
- Trợ cấp mai táng:
+ Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
+ Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
- Trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
- Trợ cấp tuất một lần
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà thân nhân không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP nhưng thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
+ Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội.
+ Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
Ví dụ 16: Ông M bị ốm chết, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2007 đến tháng 11/2017 với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.500.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông M được tính như sau:
- Ông M có 6 năm 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01/01/2014 và có 3 năm 11 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông M được tính như sau (6 năm đóng trước năm 2014 và 4,5 năm đóng từ năm 2014 trở đi):
(1,5 tháng/năm x 6 năm + 2 tháng/năm x 4,5 năm) x 6.500.000 đồng/tháng = 117.000.000 đồng.
+ Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội; thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu hiện hưởng.
Ví dụ 17: Ông N tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước đó đã có 15 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hưởng lương hưu từ tháng 6/2024, tháng 7/2024 ông N chết với mức lương hưu đang hưởng trước khi chết là 6.500.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông N được tính như sau:
48 tháng x 6.500.000 đồng/tháng = 312.000.000 đồng
Ví dụ 18: Ông P hưởng lương hưu từ tháng 01/2029, tháng 5/2030 ông P chết (hưởng lương hưu được 16 tháng) với mức lương hưu đang hưởng trước khi chết là 5.950.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông P được tính như sau:
[48 tháng - (16 tháng - 2 tháng) x 0,5] x 5.950.000 đồng/tháng = 243.950.000 đồng
Ví dụ 19: Bà N hưởng lương hưu từ tháng 6/2020 với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (trước đó không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc), tháng 7/2028 bà N chết (hưởng lương hưu được 96 tháng) với mức lương hưu đang hưởng trước khi chết là 5.000.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của bà N được tính như sau:
[48 tháng - (96 tháng - 2 tháng) x 0,5] x 5.000.000 đồng/tháng = 5.000.000 đồng.
Khi đó, thân nhân của bà N được nhận mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu hiện hưởng là:
3 tháng x 5.000.000 đồng/tháng = 15.000.000 đồng.
 
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tìm hiểu thêm:

Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 1 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán ONLINE
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024: đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ trích và nơi nộp ti...
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động làm việc nhiều nơi 2024
Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN cho người làm việc nhiều nơi tại từ 2 công ty trở lên mới nh...
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau 2024
Hướng dẫn cách tính mức hưởng ốm đau năm 2023 mới nhất theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một s...
Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện 2024 (Qua mạng trực tuyến)
Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện 2024 theo hướng dẫn tại Quyết định 49/QĐ-BHXH ban hành dịch vụ công trực t...
Mức phạt trốn không đóng BHXH theo đúng quy định năm 2024 mới nhất
Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội như trốn đóng, tham gia không đúng mức quy định,...
Mức đóng BHXH cho người nước ngoài 2024
Hướng dẫn đóng BHXH cho người nước ngoài về mức tiền lương đóng bảo hiểm và tỷ lệ trích nộp BHXH và BHYT bắt b...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 40
Tổng truy cập: 129.127.476

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại